Chúng tôi sẽ gửi những tin tức mới nhất và thú vị nhất cho bạn.
Theo Nikkei Asia, năm 2021, nền kinh tế các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng mạnh trở lại như giai đoạn chưa xảy ra đại dịch Covid-19.
Theo đó, Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á. Năm 2020, dù phải thực hiện mục tiêu kép: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng 2,9%, nhờ thành công trong phòng chống dịch bệnh cũng như xuất khẩu mạnh mẽ sản phẩm điện tử và các mặc hàng tiêu dùng, tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Tại các cuộc gặp gỡ về vấn đề đầu tư phát triển, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động với lãnh đạo các tỉnh, TP, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh đến hình ảnh một môi trường Việt Nam mở cửa, kinh doanh năng động và thông thoáng để lôi kéo thật nhiều “đại bàng” (doanh nghiệp lớn) về làm tổ.
Báo cáo Nation Brands 2020 của Brand Finance vừa qua cho thấy: “Việt Nam có giá trị thương hiệu quốc gia tăng nhanh nhất thế giới khi tăng tới 29% so với năm trước, lên 319 tỷ USD. Thứ hạng cũng cải thiện nhanh chóng từ vị trí 42 lên 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia có giá trị nhất của Brand Finance.
Các doanh nghiệp đều hiểu rằng, nền kinh tế với số dân gần 100 triệu người đang có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới. Vì vậy, với nền kinh tế hiện đại và không ngừng phát triển, thương hiệu sản phẩm của Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh được thị trường quốc tế. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp và tập đoàn Việt Nam luôn ý thức vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm và uy tín doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế so với với nhiều quốc gia khác.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một những quốc gia năng động bậc nhất trên thế giới, điểm điểm đến đầu tư hấp dẫn cho mọi đối tác trên toàn cầu. Nhờ nguồn lao động có năng lực sản xuất, trình độ công nghệ cao, người Việt Nam lại cần cù, thông minh, luôn biết học hỏi để thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất, nâng cao chuỗi giá trị. Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, kể từ tháng 10.2020, đã có hơn 30 công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sau cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung thì trong số đó, khoảng 23 công ty đã chuyển đến Việt Nam cho việc phát triển chuỗi cung ứng sản xuất. Hai công ty hàng đầu về công nghệ của Mỹ là Microsoft và Google đưa các thiết bị mới của họ từ Trung Quốc sang các nhà máy sản xuất mới tại Việt Nam. Chưa kể, tập đoàn Samsung Electronics cũng đã chuyển hai dây chuyền lắp ráp hai sản phẩm cao cấp Galaxy G20 và Z Flip tới quốc gia xinh đẹp và mến khách hình chữ S.
Mới đây nhất, Bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế năm 2021 vừa công bố, lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam bước vào nhóm các nền kinh tế có “tự do trung bình” (Moderately Free), tăng 2,9 điểm và tăng 15 bậc so với 2020. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được trong năm qua.
Một tin vui nữa lại đến khi Việt nam được tăng 3 hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021. Chúng ta có quyền tự hào vì như nhận định của Agility, Việt Nam chính là quốc gia thành công nhất toàn cầu về việc đối phó với Covid-19. Mức tăng 3 hạng của Việt Nam lên vị trí thứ 8 là mức tăng nhanh nhất từ trước đến nay và thay thế khu vực Thái Lan trong top 10. Theo dự đoán của ngành logistic tại Việt Nam, đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp GDP đạt 5-6%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt 50 trở lên.
Người Việt có câu rất hay: “Đất lành chim đậu”. Nguyên nhân để có được những con số vượt bậc thì ngoài những câu chuyện về “đất lành” gieo duyên thì sự tạo mọi điều kiện của nhà nước trong việc cải tiến các quy định pháp lý, thủ tục thông thoáng đã giúp tình hình tài chính trong nước được khởi sắc. Nhiều chuyên gia nhận định, thứ bậc của Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa nếu sắp tới đây “đại bàng” về làm tổ nhiều. Còn theo đại diện lãnh đạo công ty One IBC® - một doanh nghiệp rất uy tín và nhiều năm trong nghề về lĩnh vực thành lập doanh nghiệp nước ngoài thì lạc quan: “Việt Nam hiện đang mở ra rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, nhiều mảng dịch vụ để các doanh nhân nước ngoài đến khai thác, với nhiều lợi thế hơn nhiều quốc gia khác như: chi phí thành lập công ty thấp, có các chính sách hỗ trợ về mức thế, nguồn dân số trẻ, lao động có tay nghề cao, và tốc độ phát triển kinh tế nhanh,... là những yếu tố đặc biệt hấp dẫn, tạo nên hình ảnh một Việt Nam năng động và điểm đến kinh doanh lý tưởng và tuyệt vời tại châu Á.
Tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ khắp nơi trên thế giới do các chuyên gia của One IBC cung cấp cho bạn
Chúng tôi tự hào trở thành đối tác và là nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp hàng đầu của quý khách trong lĩnh vực thành lập công ty tại nước ngoài, cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ liên quan đến công ty. Với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm giúp quý khách đạt được các mục tiêu cho sự phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế. Với sứ mệnh: “Giải pháp của chúng tôi, thành công của bạn”.